Subscribe Us

header ads

Cần tiếp tục tháo gỡ “rào cản” cho nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội là chính sách nhà ở cho toàn dân. Tuy nhiên, khi đi vào thực tế, chính sách nhà ở xã hội được đánh giá là chưa hoàn thiện, còn nhiều khó khăn, bất cập và vướng mắc. Người dân và doanh nghiệp mong muốn chính phủ có những biện pháp giải quyết các bất cập trong việc mua bán nhà ở xã hội. Nhất là các bất cập về thủ tục và pháp lý.

Rối thủ tục và pháp lý


Hiện thời, việc mua nhà ở xã hội cần kha khá các thủ tục pháp lý mà người mua bắt buộc phải đáp ứng. Căn cứ theo quy định tại điều 22 nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định đối tượng có nhu cầu mua nhà ở xã hội cần phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục – hồ sơ mua nhà ở xã hội cho chủ đầu tư để họ xét duyệt.

Việc mua nhà ở xã hội cần kha khá các thủ tục pháp lý mà người mua bắt buộc phải đáp ứng.

Theo đó, các thủ tục hồ sơ được ví là “tầng tầng lớp lớp”, có thể kể đến như:

1) Hồ sơ chung: đơn xin mua, hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và các giấy tờ theo yêu cầu khác.

2) Hồ sơ chứng minh đối tượng và thực trạng nhà ở: các giấy chứng dạng đối tượng có phù hợp với điều kiện được cấp nhà ở xã hội hay không. Có khoảng 10 diện đối tượng.

3) Hồ sơ minh chứng điều kiện cư trú: các giấy phép chứng minh người mua có đủ các điều kiện về cư trú theo luật định để mua nhà ở xã hội.

4) Hồ sơ chứng minh thu nhập: các hồ sơ kê khai và chứng minh thu nhập của người mua.

Các hồ sơ trên kể tên thì thật đơn giản nhưng trong thực tếm lại rất phức tạp.
Các hồ sơ trên kể tên thì thật đơn giản nhưng trong thực tế mỗi bộ hồ sơ đều gồm rất nhiều giấy tờ liên quan cần được chứng thực thông qua nhiều cơ quan chức năng khác nhau. Các hạng mục hồ sơ đối với những đối tượng khác nhau lại càng khác nhau. Nhiều người mua nhà đã rất bối rối không biết hoàn thành các hồ sơ pháp lý như thế nào.

Các vấn đề hồ sơ rắc rồi làm nhiều người khó khăn, bối rối, tạo cơ hội cho những người lừa đảo, cò mồi, và cản trở người có nhu cầu thực tiếp cận nhà ở xã hội.

Cần tháo gỡ nhiều “rào cản”


Theo nhận định của nhiều người có nhu cầu mua nhà ở xã hội, chính sách này còn nhiều rào cản phức tạp, cần tháo gỡ nếu muốn nhà ở xã hội phổ biến hơn.

Thủ tục pháp lý rắc rối và thiếu hướng dẫn cụ thể chính là rào cản lớn nhất của người mua nhà ở xã hội. Thủ tục phức tạp như đã nói ở trên. Cùng với đó các hướng dẫn là hết sức mơ hồ, không cụ thể, không thống nhất và chồng chéo. Việc xác định thông tin theo thực tế cũng rất rắc rối khi nhiều hồ sơ phải xác nhận bởi những tổ chức, cơ quan không liên quan. Điều này khiến người mua rất kho khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ. Nhiều người mua đã phải nhờ đến cò mồi hoặc luật sư để có thể giải quyết các vấn đề thủ tục và pháp lý này. Đây cũng là kẽ hở lớn để nạn tham nhũng, lũng đoạn chính sách xuất hiện gây hại cho xã hội.

Thủ tục pháp lý rắc rối và thiếu hướng dẫn cụ thể chính là rào cản lớn nhất.

Kế đó, quy trình mở bán nhà ở xã hội cũng phức tạp và kéo dài. Cụ thể, theo điểm b, khoản 1 Điều 20 Nghị định 100/2015/NĐ-CP trước khi thực hiện việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội, chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến dự án (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Nghị định 100) và Kế hoạch tổ chức bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội tại dự án gửi Sở Xây dựng trước 30 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận Đơn đăng ký của khách hàng. Thời gian tiếp nhận hồ sơ mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 30 ngày làm việc để Sở Xây dựng công khai trên cổng thông tin điện tử và kiểm tra.

Như vậy, với mỗi đợt mở bán nhà ở xã hội, chủ đầu tư sẽ mất tối thiểu là 60 ngày làm việc để chỉ tiếp nhận được hồ sơ mua nhà của khách hàng, bao gồm gửi thông báo cho Sở Xây dựng trước 30 ngày làm việc và thời gian tiếp nhận hồ sơ tối thiểu là 30 ngày làm việc. Đây là một khoản thời gian quá dài gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh từ dự án nhà ở xã hội.

Cùng với 2 vấn đề trên là rất nhiều vấn đề nhỏ lẻ hoặc cục bộ khác mà bài viết không đủ thời lượng nêu ra. Các vấn đề này chưa được giải quyết thì nhà ở xã hội sẽ còn chưa thể tiếp cận với đại bộ phận người dân.

-T.N.T-

Đăng nhận xét

0 Nhận xét