Subscribe Us

header ads

Những tiềm ẩn gây hại từ việc đầu tư giá rẻ

Hiện tại, việc nhiều doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) lao vào phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ có thể khiến DN sa lầy, vì nhà giá rẻ dễ gánh lỗ và tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ.

Hiện tại, việc nhiều doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) lao vào phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ có thể khiến DN sa lầy, vì nhà giá rẻ dễ gánh lỗ và tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ


Thói ham của rẻ

Thời gian qua, thị trường BĐS xuất hiện hoạt động mua bán, chuyển nhượng dự án dang dở, sau đó chủ mới đầu tư hoàn thiện rồi bán ra thị trường. Một loạt dự án của các “ông lớn” như Đất Xanh Group, Hoàng Quân, Hưng Thịnh, Cengroup…đang tham gia vào hoạt động này. Thậm chí, có đơn vị còn tận dụng cơ hội để cùng lúc mua lại nhiều dự án để bán ra thị trường với giá rẻ, chấp nhận lãi ít. Phân khúc nhà giá rẻ tại Hà Nội và Tp.HCM hiện đang cạnh tranh khốc liệt, với hàng loạt dự án chào bán và khởi công thời gian gần đây.

Tuy nhiên, xu thế đó cũng đang đặt thị trường BĐS vào những nguy cơ không nhỏ. Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM, cảnh báo nhà giá rẻ hiện có giá bán khoảng 13 triệu đồng/m2, thậm chí có dự án chào bán giá 10-11 triệu đồng/m2. Trong khi, hơn 2 năm trước, nhà ở xã hội tại Hà Nội đã có giá 13-14 triệu đồng/m2 (DN chỉ được lãi không quá 10% giá thành).

Ông tính toán, một tòa nhà cao dưới 16 tầng giá thành xây dựng và hoàn thiện cơ bản khoảng 7 triệu/m2 sàn (tính cả phần sở hữu chung), trên 20 tầng khoảng 8 triệu/m2 sàn; cộng thêm tiền sử dụng đất khoảng 2,5 triệu đồng/m2; rồi các chi phí lãi vay, thiết kế, quản lý, giám sát, bán hàng… cộng thêm vào giá thành khoảng 17%.

Nếu một dự án phải dừng có thể kéo theo các dự án khác cũng dừng theo, vì có DN cùng lúc mua lại và triển khai tới 5-6 dự án


Theo ông Đực, nếu một dự án phải dừng có thể kéo theo các dự án khác cũng dừng theo, vì có DN cùng lúc mua lại và triển khai tới 5-6 dự án, thị trường chắc chắn lại rơi vào cảnh “đóng băng”. Ông Đực dẫn chứng một dự án trên đường Phạm Văn Chiêu (quận Gò Vấp, Tp.HCM), được mua lại nhưng chủ mới chỉ thi công tiếp được tầng 8 phải dừng, đã “đắp chiếu” từ nhiều tháng nay.

Ngoài ra, để có được nhà giá rẻ, DN phải có tiềm lực tài chính, quản trị và khoa học kỹ thuật tốt. Nhưng theo ông Đực, những DN mua lại dự án hiện nay đều có gốc là các sàn giao dịch BĐS. Nên có thị trường, có khách hàng tốt, thậm chí có ngân hàng hỗ trợ, nhưng kinh nghiệm xây dựng và đầu tư lại ít. “Từ anh môi giới sang anh sản xuất có khác biệt rất lớn. Anh chưa có kinh nghiệm mà xây dựng tràn lan, cùng lúc làm nhiều dự án, nguy cơ thua lỗ sẽ rất cao” - ông Đực nói.

“Tổng toàn bộ giá thành xây dựng đã khoảng 13-14 triệu đồng/m2, phần tăng thêm sẽ là lãi của doanh nghiệp, trong khi giá bán hiện cao cũng chỉ khoảng 14,5 triệu đồng/m2. Lãi thấp nhưng chúng tôi vẫn làm vì BĐS khó khăn, các phân khúc khác đều không bán được. Giờ kinh doanh BĐS chỉ mong không lỗ” - ông nói thêm.

Giá vật liệu xây dựng, mối lo không nhỏ

Nhà giá rẻ phụ thuộc nhiều vào sự ổn định của giá vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, giữa tháng 9 vừa qua, các DN sản xuất xi măng đã có đợt điều chỉnh tăng giá bán, với mức tăng từ 5-9% (tùy từng DN).

Với thép xây dựng, ông Phạm Chí Cường, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, hiện tồn kho thép vẫn lớn, lại cạnh tranh khốc liệt nên giá thép khó biến động mạnh


“Nhà giá rẻ tỷ suất lợi nhuận thấp nên nguy cơ lỗ có thể nhìn thấy. Một dự án phải triển khai 2-3 năm, biến động là khó tránh, nên cần điều tra kỹ trước khi đầu tư, tránh làm theo phong trào như trước đây” - ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cảnh báo. Theo ông, khi thị trường BĐS phục hồi, cầu tăng, lúc đó giá vật liệu xây dựng sẽ tăng theo.

Với thép xây dựng, ông Phạm Chí Cường, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, hiện tồn kho thép vẫn lớn, lại cạnh tranh khốc liệt nên giá thép khó biến động mạnh. Tuy nhiên, vào tháng 10 và 11 vừa qua, khi giá than, điện đồng loạt tăng, một số DN sản xuất thép đã tăng giá bán từ 5-6%.

Cẩm Nghiêm 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét