Subscribe Us

header ads

Ác mộng quy hoạch treo

Quy hoạch là điều đáng lo sợ với bất cứ ai. Dù vậy, chủ sở hữu sẽ nhận được bồi thường theo quy định và có thể mua lại nhà đất ở nơi khác. Tuy nhiên, quy hoạch treo lại là ác mộng thật sự. Khi mà mảnh đất, ngôi nhà hòa toàn bị niêm phong không thể xây cất, mua bán, sang nhượng trong khi thời điểm quy hoạch không ai biết khi nào sẽ thực hiện, còn bồi thường càng không thấy.

Quy hoạch treo khắp nơi


Các quy hoạch treo là những quy hoạch đã được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền nhưng không có dấu hiệu khởi công xây dựng hoặc không hoàn thành xây dựng theo tiến độ đã phê duyệt. Theo quy định hiện hành, các quy hoạch trễ 3 năm so với tiến độ được phê duyệt sẽ được tính là quy hoạch treo và sẽ được xem xét hủy quy hoạch hoặc tiến hành quy hoạch lại.

Quy hoạch treo nhan nhản khắp nơi.

Các dự án quy hoạch treo không phải là điều xa lạ với cộng đồng. Quy hoạch treo vốn nhan nhản từ Nam ra Bắc, từ những vùng xã huyện nghèo đến đô thị giàu có. Mặc kệ, báo chí lên án, người dân kiến nghị, các quy hoạch treo này cứ tiếp tục treo như mặc kệ dư luận. Có những xã, huyện có đến 8, 9 quy hoạch treo cùng tồn tại. Tạo một áp lực to lớn lên xã hội và gây bức xúc cho người dân.

Lý do tồn tại của quy hoạch treo có rất nhiều. Đa phần là do khả năng tính toán, quản lý, thiết kế xây dựng quy hoạch của các cơ quan chức năng còn yếu kém, không thống nhất, không đồng bộ, không phù hợp với phát triển chung và tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Một bộ phận quy hoạch treo do nhà đầu tư thiếu năng lực, không đủ sức thực hiện quy hoạch hoặc cố tình treo dự án để trục lợi.

Dân khổ sở trăm bề


Người nào có nhà ở trong diện quy hoạch treo đúng là khổ sở trăm bề mà kêu trời không thấu kêu đất chẳng nghe. Theo quy định, nhà ở trong diện quy hoạch không được phép xây cất, không được trồng cây lâu năm, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cũng không được phép mua bán, sang nhượng, hay bất cứ hoạt động dân sự nào khác.

Hạ tầng xuống cấp vì quy hoạch treo kéo dài.

Thông thường các dự án trễ tiến độ 5 năm sẽ được xem xét hủy quy hoạch. Như vậy sẽ không gây khó khăn cho người dân. Nhưng thực tế, các quy hoạch treo thường có thời gian treo từ 10 đến 20 năm. Có những quy hoạch, dự án đã treo đến 30 năm. Lúc này, người dân gặp vô vàn khó khăn khi sinh sống trên mảnh đất của mình chờ ngày quy hoạch.

Đối với người dân có nhà trong diện quy hoạch treo, điều khổ sở nhất chính là nhà cửa xuống cấp mà không được phép sửa chữa, xây dựng. Nhiều gia đình có con cái trưởng thành hoặc lập gia đình nhưng không được phép xây thêm nhà, thêm phòng cho con gây bất tiện, khó khăn trong sinh hoạt.

Thêm vào đó, các hệ thống hạ tầng xuống cấp nhanh nhưng cũng không được nâng cấp, bổ sung bởi vướng mắc quy hoạch làm mức sống xuống cấp. Ngập lụt, thiếu điện, thiếu nước sạch, ô nhiễm chính là môi trường sống mà người dân sống trong vùng quy hoạch treo.

Nhiều người dân đã gửi đơn kiến nghị với chính quyền sở tại. Thậm chí nhiều quy hoạch treo đã được báo chí phanh phui, phản ảnh các ảnh hưởng của nó đối với trật tự, trị an xã hội. Nhưng phần lớn kiến nghị đều không nhận được câu trả lời chính đáng trong khi các quy hoạch treo cứ tiếp tục “treo”.

Siết chặt quản lý giảm quy hoạch treo


Quy hoạch treo ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Không chỉ làm đảo lộn hoạt động và sinh sống của người dân trong khu vực, quy hoạch treo còn lãng phí tài nguyên đất đai, gây áp lực đến hệ thống cơ sở hạ tầng và làm rối loạn hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Cần siết chặt quản lý các quy hoạch treo để bình ổn xã hội.

Trong những năm trở lại đây, chính phủ đang đẩy mạnh các hoạt động kiểm soát, khắc phục, xử lý các quy hoạch treo. Kiên quyết xử phạt những cá nhân, tổ chức cố tình treo dự án để trục lợi. Ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể hơn về quản lý đất đai, về giá đất, về vận dụng thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, giải quyết việc làm và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tăng cường kiến thức, năng lực của cơ quan chức năng quy hoạch để xây dựng các quy hoạch thống nhất, đồng bộ và phù hợp nhất.

Cùng với đó là vạch rõ, chỉ rõ các quy hoạch treo đã và đang tồn tại, kiến quyết xóa bỏ chúng để ổn định đời sống của cư dân trong khu vực. Theo đó, nhiều tỉnh thành đã xóa bỏ, hoặc lên kế hoạch xóa bỏ nhiều dự án, quy hoạch treo đang tồn tại. Đơn cử như TpHCM đã xóa bỏ đến 180 dự án đang “treo” chỉ trong năm 2018 sau một thời gian quyết liệt kiểm soát, đánh giá các quy hoạch đang tiến hành.

Mong rằng trong thời gian sắp tới, các quy hoạch treo sẽ ít hơn để quỹ đất được sử dụng tốt nhất và ổn định tình hình kinh tế - xã hội.

-T.N.T-

Đăng nhận xét

0 Nhận xét