Subscribe Us

header ads

Thị trường bất động sản lao đao: tại Covid 19 hay lý do gì khác?

Bất động sản liên tục gặp khó khăn và trắc trở. Đánh giá sơ bộ tình hình thị trường cho thấy một màu xám xịt và ảm đạm khi mà nhiều nơi có thanh khoản bất động sản vô cùng nhỏ giọt. Các sản phẩm mới ít dần, cùng với đó là lượng người mua/người thuê cũng giảm nhanh. Các tín hiệu xấu được lý giải là do ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid 19. Nhưng hiện tại, dịch bệnh đã gần như được khống chế tại Việt Nam. Vậy các ảnh hưởng tiêu cực từ đâu ra và bao giờ sẽ được khắc phục là điều mà nhiều người quan tâm.

Covid 19 và thị trường u ám


2020 là năm không suôn sẻ với ngành bất động sản. Ngay trong tháng 1, dịch bệnh Covid 19 hoành hành đã khiến chính phủ buộc phải cách ly xã hội cũng như cấm các hoạt động du lịch, vui chơi, giải trí. Điều này khiến ngành bất động sản cho thuê, bất động sản nghỉ dưỡng lâm vào khủng hoảng khi hoàn toàn vắng khách.

2020 là năm không suôn sẻ với ngành bất động sản.

Tiếp theo đó, khi lệnh cách ly kéo dài, doanh số bán nhà, căn hộ đều giảm mạnh. Các dự án, sản phẩm mới cũng giảm đi trông thấy. Giá bất động sản tăng cao vút do nguồn cung khan hiếm nhưng thanh khoản thị trường rất nhỏ giọt. Điều này đẩy nhiều công ty vào một hồi khó khăn khó giải quyết.

Trong bối cảnh đó, nhiều công ty, cá nhân đã phải lựa chọn tạm dừng hoạt động để đợi thị trường ổn định hơn. Số khác chọn cải cách, thay đổi hoặc sử dụng công nghệ để vượt qua giai đoạn gian khó trước mắt. Trong khi đó, nhiều “cá mập” trong ngành đang chờ đợi giá các sản phẩm giảm xuống chạm đáy để thu mua đầu cơ sản phẩm.

4 khó khăn khó gỡ của bất động sản 2020


Thị trường thực sự không sáng sủa. Chuyên gia nhận định rằng Covid 19 chỉ là giọt nước làm tràn ly. Các yêu tốt khó khăn vốn đã xuất hiện từ trước đó và nằm tiềm ẩn trong lòng thị trường chờ thời điểm bộc phát.

Bất động sản thiếu vốn khi ngân hàng siết chặt quản lý tín dụng bất động sản.

Đầu tiên phải nói đến là đà tăng giá quá nhanh của thị trường. Suốt 4 năm, từ 2017 đến 2020, thị trường bất động sản đã tăng giá liên tục. Nhiều sản phẩm đã tăng quá cao so với giá trị thật của chúng.

Điều đó dẫn đến khó khăn thứ hai là tín dụng ngân hàng giảm mạnh. Các ngân hàng không muốn lặp lại sai lầm nợ xấu. Khi giá bất động sản tăng quá cao cũng là lúc ngân hàng giảm các khoản vay tín dụng bất động sản. Thủ tục vay vốn khó khăn hơn và lãi suất phải trả cao hơn khiến nhiều người lao đao.

Không có nguồn vốn từ ngân hàng, nhiều nhà đầu tư không thể tiếp tục tham gia thị trường. Thanh khoản thị trường giảm mạnh. Nhiều người mắc kẹt giữa một sản phẩm không thể bán ra cùng với khoản vay và khoản lãi phải trả khổng lồ.

Cuối cùng, dịch bệnh khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn. Mọi người đều có xu hướng tiết kiệm đề phòng dịch bệnh kéo dài. Do đó, nhu cầu mua bất động sản xuống rất thấp. Niềm tin thị trường giảm xuống thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.

Cần nhiều thời gian để phục hồi


Các điểm khó khăn đó không phải là điều mong muốn của bất cứ ai. Bao giờ phục hồi là điều mà nhiều người hỏi.

Chuyên gian nhận định bất động sản cần nhiều thời gian để phục hồi.

Các chuyên gia khẳng định, khó khăn và phục hồi chính là một phần trong chu kỳ biến chuyển của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, với tình trạng hiện tại của bất động sản Việt Nam, nếu không xuất hiện khủng hoảng và vỡ bong bóng bất động sản thì thị trường cần khá nhiều thời gian để phục hồi.

Sự phục hồi của thị trường phụ thuộc nhiều vào các động thái của chính quyền trong việc kiểm soát hoạt động tài chính thị trường. Việc tiếp tục siết chặt các khoản tín dụng bất động sản sẽ giúp ghim giá bất động sản chờ đợi giá trị bắt kịp. Cùng với đó, các sản phẩm của các chủ đầu tư lớn cũng sẽ giúp tăng giá trị thị trường bất động sản, khôi phục niềm tin của người mua với thị trường.

-T.N.T-

Đăng nhận xét

0 Nhận xét