Subscribe Us

header ads

Khi quy hoạch được điều chỉnh theo ý muốn của chủ đầu tư

Việc các quy hoạch đang hoặc sắp thực hiện được sửa đổi để phù hợp với những thay đổi của đời sống xã hội là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, hiện trạng có không ít các dự án được cố ý thay đổi để phù hợp với các ý muốn của chủ đầu tư nhằm trục lợi, gây không ít thiệt hại cho nhà nước và xã hội.

Nhà đầu tư tác động đến điều chỉnh quy hoạch


Việc nhà đầu tư tác động đến điều chỉnh quy hoạch không phải là điều mới lạ. Ít nhiều nhà đầu tư cũng là những người thực hiện quy hoạch; họ cần quy hoạch thay đổi theo hướng khả thi và có lợi khi thực hiện. Nhưng thay vì trao đổi, thảo luận với các ban ngành liên quan để thống nhất những thay đổi theo hướng phù hợp, nhiều nhà đầu tư lại lựa chọn “đi đêm” với những người quản lý quy hoạch để thay đổi quy hoạch theo hướng có lợi nhất.

Nhiều nhà đầu tư ghim đất chờ sửa đổi quy hoạch có lợi.

Kết quả của hành động trên là các quy hoạch bị sửa đổi liên tục, cao ốc bị dồn vào nội thành, giảm cây xanh, ao hồ, tăng mật độ nhà cửa. Thậm chí nhiều nhà đầu tư quyết định giữ đất rồi “chạy quy hoạch” để biến đất thành đất giá cao rồi ăn phần chênh lệch.

Các hiện tượng trên xảy ra nhiều ở các đô thị lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TpHCM,... Nhiều nhà đầu tư liên tục trễ tiến độ để chờ sửa đổi quy hoạch theo hướng có lợi. Các hiện tượng giữ đất, giữ dự án chờ có thêm kinh phí hoặc chuyển nhượng dự án cho những nhà đầu tư khác diễn ra rất phổ biến. Phần lớn những nhà đầu tư xin điều chỉnh chỉ muốn tăng tầng cao ốc, giảm diện tích mặt nước và cây xanh, thêm diện tích nhà ở để tối đa hóa lợi nhuận. Dù rằng những đòi hỏi điều chỉnh này là không phù hợp, một vài cơ quan hành chính vẫn sửa đổi theo ý muốn đó, gây nhiều hệ quả cho xã hội.

Hệ quả nhãn tiền


Hệ quả lớn nhất của việc điều chỉnh này là áp lực của nó lên hệ thống hạ tầng của khu vực. Nhất là tại các khu đô thị lớn. Việc điều chỉnh quy hoạch theo hướng tăng tầng, tăng mật độ trong khi không thay đổi hạ tầng khiến hạ tầng vốn yếu như giao thông, thoát nước bị quá tải. Tình trạng ùn tắc giao thông và ngập nước có xu hướng trầm trọng hơn theo thời gian.

Hạ tầng nhiều nơi không chịu được mật độ dân số quá dày đặc.

Ví dụ điển hình của tình trạng trên là khu “đô thị kiểu mẫu” Linh Đàm (Hà Nội) và đường Nguyễn Hữu Cảnh (TpHCM). Cả hai khu vực đều chịu tình trạng kẹt xe và ngập nước trầm trọng do quá tải hạ tầng bởi số lượng cao ốc quá lớn xung quanh. Không chỉ ở hai khu vực này, quỹ đất giao thông, thoát nước ở các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và TpHCM gần như đã không còn.

Nhìn ra xa hơn, việc nhà đầu tư “găm” đất để xin dự án hoặc sửa đổi dự án trục lợi rất phổ biến. Nhất là các mảnh đất ven biển và ven sông hầu như đã nằm trong tay các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính. Nếu các mảnh đất này được cấp phép quy hoạch sẽ ảnh hưởng lớn đến cảnh quan khu vực cũng như lợi ích chung của cộng đồng, xã hội.

Cần chế tài thật nghiêm khắc


Việc nhà đầu tư ghim đất xin sửa đổi quy hoạch không có gì mới lạ. Những cái bắt tay dưới gầm bàn để trục lợi cho một số cá nhân và đẩy cái bất lợi cho xã hội cũng đã được chỉ ra từ lâu. Nhưng các chế tài quản lý hiện vẫn còn yếu và không đủ tính răn đe.

Chính phủ cần các biện pháp chế tài nghiêm khắc hơn.

Để ổn định tình hình, Chính phủ cần chế tài mạnh mẽ hơn. Bộ Xây Dựng cần đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra tiến độ các dự án đã được phê duyệt quy hoạch. Nếu có vướng mắc, Bộ phải nhanh chóng tháo dỡ để các dự án bắt kịp tiến độ đề ra. Còn các dự án cố tình ghim, trễ tiến độ hoặc đòi hỏi sửa đổi quy hoạch để trục lợi thì nên mạnh tay xử lý. Từ phạt hành chính, bàn giao dự án cho nhà đầu tư khác cho đến cấm nhận các dự án trong tương lai.

Ngoài ra, Chính phủ cũng cần ban hành các quy định, chế tài, thuế để chống lại tình trạng đầu cơ, ghim đất chờ quy hoạch. Song song với đó là tổ chức kiểm tra, quản lý các bất động sản ven sông, ven biển, tránh các đơn vị hành chính địa phương cố ý cấp phép quy hoạch để trục lợi cho doanh nghiệp. Như vậy, Nhà nước mới có thể tận dụng tối đa giá trị bất động sản.

-T.N.T-

Đăng nhận xét

0 Nhận xét