Subscribe Us

header ads

Bộ phim The Platform và thực trạng của bất động sản Việt Nam

Những ngày qua, bộ phim The Platform (Hố sâu đói khát) do Tây Ban Nha sản xuất đã nổi lên như một hiện tượng mới giữa sự sục sôi của nạn dịch Covid-19. Dù không phải là phim hành động nhưng The Platform vẫn thu hút lượng lớn người xem và chia sẻ nhờ vào ý tưởng độc đáo và sự thể hiện khác biệt cái hiện thực của xã hội. Và trong bộ phim đó, tôi cũng nhìn thực trạng nhức nhối của nền bất động sản Việt Nam.

The Platform: Bộ phim phản ánh thực trạng của bất động sản Việt Nam

Bất động sản: kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra?


Đối với con người, nhu cầu có một mái nhà che nắng che mưa chính là nhu cầu tất yếu và chính đáng bất kể màu da sắc áo. Chính vì vậy, thị trường bất động sản luôn là một thị trường béo bở và nhà cửa luôn là tài sản có giá trị cao ở bất cứ đâu trên thế giới. Nhưng theo thống kê, giá bất động sản/thu nhập của Việt Nam thuộc hàng cao nhất trên thế giới, sánh ngang với nhiều nước phát triển. Thực trạng này được tạo nên bởi nhiều lý do như: văn hóa, kinh tế, cơ sở hạ tầng, luật pháp,...

Nhưng dù là vì điều gì, tình trạng bất động sản giá cao vượt ngưỡng chi trả thông thường của thu nhập bình quân là có thật. Nếu bạn có tiền bạc dư dả hoặc thu nhập cao, việc sở hữu nhà cửa là cực kỳ đơn giản. Nhưng đối với rất nhiều người, nhất là người trẻ có thu nhập chưa ổn định, việc sở hữu được một ngôi nhà, dù nhỏ, cũng đã là việc bất khả thi. Trong khi các chính sách, sản phẩm nhà giá rẻ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu. Người có thu nhập không cao như đã bị bỏ đói giữa cơn đói khát bất động sản của thị trường.

Người có thu nhập không cao như đã bị bỏ đói giữa cơn đói khát bất động sản của thị trường.

Kẻ trên có bao nhiêu cũng được, kẻ dưới một miếng cũng chẳng tới tay


Bên cạnh vấn đề giá đầy nhức nhối của bất động sản Việt Nam là quyền sở hữu bất động sản. Thực tế ở Việt Nam, thuế chống đầu cơ bất động sản vẫn chưa được triển khai. Tức là một người có thể sở hữu lượng lớn nhà đất trong phạm vi tài chính. Điều này dẫn đến một lượng lớn người có tiền đầu cơ mạnh vào bất động sản. Chỉ còn sót lại vài mảnh đất xuống tới những người có thu nhập thấp hơn. Với nhu cầu không hề ít, những mảnh đất này nhanh chóng có người sở hữu. Những người còn lại phải đi thuê nhà ở sống qua ngày.

Hiện tượng trên, về cơ bản không khác gì nội dung phim The Platform. Khi người tầng trên có thể ăn bao nhiêu cũng được miễn là họ có thể. Nên ai cũng vơ vét tất cả cho mình và thế là chẳng còn gì mấy cho người ở dưới. Trong hiện thực, việc đầu cơ đất không chỉ khiến người thu nhập thấp không có nhà cửa mà còn dẫn đến việc một lượng khá lớn bất động sản trở thành tài sản tích trữ không sinh ra lợi ích gây lãng phí cho cả xã hội.

Đâu là công bằng trong cuộc chơi này?


Phải thừa nhận rằng, phần lớn mọi người không có tiếng nói đủ sức để thay đổi cuộc diện vấn đề bất động sản ở Việt Nam. Tất cả mọi người chỉ đang làm cái việc mà họ cần làm mà thôi. Sự thay đổi phải đến từ luật pháp và những quy định quản lý của chính phủ.


Các chế tài luật pháp sẽ tạo điều kiện để mọi người đều có được căn nhà mà an cư lập nghiệp.

May mắn thay, các nghị định về thuế đối với bất động sản từ căn nhà thứ hai, thuế sở hữu lượng bất động sản lớn, cũng như chồng thuế chống đầu cơ bất động sản đang được đưa ra và có thể ban hành trong thời gian tới. Các chế tài đó sẽ ép buộc những người đầu cơ đất phải dừng hoặc ít lại, tạo điều kiện để mọi người đều có được căn nhà mà an cư lập nghiệp.

Sau cùng, nhiều người xem bộ phim The Platform như một thông điệp cảnh tỉnh đến mọi người, rằng chúng ta đã bỏ quên những người yếu thế hơn mình trong cuộc đời khắc nghiệt. Nhưng lời nói phải đi cùng với hành động vì nếu không có hành động thì chẳng có gì đổi thay. Thực tế thì hành động đã có. Những luật lệ đã được soạn thảo. Để một ngày, chúng ta đều có thể chạm tay đến ngôi nhà mơ ước mà chúng ta đã từng nghĩ là không thể.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét