Subscribe Us

header ads

Bản vẽ quy hoạch 1/500 và ý nghĩa của nó

Bất động sản có vô số khái niệm sẽ là vô cùng mới lạ với những người mới tiếp xúc với ngành này. Bản vẽ quy hoạch 1/500 là một trong số đó. Thậm chí với nhiều người trong ngành, kiến thức về bản vẽ này vẫn còn rất mơ hồ. Cùng tìm hiểu bản vẽ quy hoạch 1/500 là gì và ý nghĩa của nó đối với các quy hoạch bất động sản.

Bản vẽ quy hoạch 1/500 là gì


Căn cứ Khoản 2, Điều 30, Luật quy hoạch đô thị năm 2009 thì bản vẽ 1/500 là: “Bản vẽ của đồ án quy hoạch chi tiết được thể hiện theo tỷ lệ 1/500”. Bản vẽ quy hoạch chi tiết 1/500 chính là quy hoạch tổng mặt bằng của các dự án đầu tư xây dựng, là cơ sở để định vị công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình và thực hiện xây dựng.

bản vẽ quy hoạch 1/500
Bản vẽ của đồ án quy hoạch chi tiết được thể hiện theo tỷ lệ 1/500


Từ đó, ta thấy bản vẽ quy hoạch 1/500 phải gắn liền với một dự án cụ thể và sẽ là cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng, cũng như cấp giấy phép xây dựng sau này. Do đó, bản vẽ quy hoạch 1/500 phải được vẽ chi tiết đủ đề có thể thấy rõ ranh giới, kết cấu của tất cả công trình, hạ tầng kỹ thuật, kết cấu được quy hoạch xây dựng.

Bản vẽ quy hoạch 1/500 dùng để làm gì


Đầu tiên, bản vẽ quy hoạch 1/500 là bản vẽ chi tiết quy hoạch chung mà chúng ta có thể nhìn rõ từng công trình. Từ đó, chúng ta có thể tưởng tượng được chính xác vị trí của mối công trình, mức độ của các hạ tầng kỹ thuật, cũng như mức độ sử dụng từng lô đất.

Nói cách khác, bản vẽ này chính là ấn phẩm để trình bày tổ chức đầu tư xây dựng, là cơ sở để từ đó thiết kế các bản vẽ chi tiết hơn, định vị vị trí công trình, phân công lao động, thiết kế cơ sở và tiến hành xây dựng.

Những công trình nào cần lập bản đồ quy hoạch 1/500?


Theo Thông tư từ Bộ Xây dựng: “Đối với dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) thì có thể lập dự án đầu tư xây dựng mà không phải lập quy hoạch chi tiết”

bản vẽ quy hoạch 1/500
Bản vẽ quy hoạch 1/500 là bản vẽ chi tiết quy hoạch chung mà chúng ta có thể nhìn rõ từng công trình


Tức là, các công trình dân sự (nhà ở, vườn tược,...), đã nằm trong quy hoạch khu vực dân cư chung bởi chính phủ không cần vẽ các bản đồ quy hoạch 1/500. Các công trình đầu tư xây dựng lớn (chung cư, bệnh viện, trường học, kho xưởng, nhà máy,...) phải có bản vẽ quy hoạch chi tiết để đảm bảo đầu nối hạ tầng tương thích và phù hợp không gian kiến trúc chung.

Bản vẽ quy hoạch 1/500 được phê duyệt như thế nào?


Để được phê duyệt bản vẽ quy hoạch 1/500, nhà đầu tư cần phải có giấy phép xây dựng được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền. Có những trường hợp phê duyệt được miễn giấy phép xây dựng theo Khoản 2, Điều 89, Luật Xây Dựng 2014. Các trường hợp khác đều phải có giấy phép xây dựng mới được xem xét phê duyệt bản vẽ quy hoạch 1/500.

Theo Điều 31 Nghị định 37/2010 NĐ-CP, các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bản vẽ quy hoạch 1/500 bao gồm:

+ Bộ xây dựng: phê duyệt đồ án quy hoạch theo tỷ lệ 1/500 đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của thủ tướng chính phủ.

+ UBND cấp tỉnh: phê duyệt đồ án quy hoạch 1/500 đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh.

+ UBND cấp huyện: phê duyệt đồ án quy hoạch theo tỷ lệ 1/500 thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp huyện, các đồ án thuộc quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch xây dựng nông thôn.

Lưu ý: Quy định về thẩm quyền phê duyệt bản vẽ quy hoạch trên chỉ mang tính chất chung trong quản lý nhà nước. Thẩm quyền phê duyệt thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào nội dung đồ án quy hoạch riêng biệt.

bản vẽ quy hoạch 1/500
Nếu dự án chưa có bản vẽ quy hoạch 1/500 được nhà nước phê duyệt thì nhà đầu tư nên cân nhắc thật kỹ.


Như vậy, nếu dự án đã có được quyết định 1/500 tức là dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bản vẽ quy hoạch 1/500. Sau này, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào đó để ra sổ. Nếu dự án chưa có bản vẽ quy hoạch 1/500 được nhà nước phê duyệt thì nhà đầu tư nên cân nhắc thật kỹ. Tránh tiền mất tật mang.

Ngoài bản vẽ quy hoạch 1/500 còn có bản vẽ 1/2.000 và 1/5.000 mà chúng tôi sẽ trình bày chi tiết trong những bài viết sau.

-T.N.T-

Đăng nhận xét

0 Nhận xét